Ngày đăng: 18/03/2022

Tóm tắt sơ lược lịch sử hình thành rượu vang cho người mới tìm hiểu

Tóm tắt dòng lịch sử hình thành và phát triển của rượu Vang dành cho những người mới tìm hiểu. Ngắn gọn, đủ ý và dễ theo dõi
Rượu vang nho đã xuất hiện trong lịch sử loài người ít nhất là 8.000 năm trước, qua việc tìm thấy dấu vết di truyền học của giống nho vang vitis vinifera ở vùng Tiểu Á (Armenia ngày nay) có niên đại từ năm 6100 trước Công nguyên (TCN). Những bằng chứng khảo cổ khác cho thấy đã có nhà làm rượu xuất hiện vào năm 4100 TCN.

Tới năm 3100 TCN, khi các vị Pharaohs nổi lên và cai trị Ai Cập, họ đã dùng những giống nho đỏ chế ra hỗn hợp màu đỏ thẫm để dùng trong cúng tế, vì chúng có màu tượng trưng cho máu. Từ đấy, việc trồng nho và làm rượu vang mới được chính thức ghi chép lại. Cũng trong thời gian này, Ai Cập cổ đại bắt đầu tiếp xúc với người Do Thái và người Phoenicia. Người Phoenicia sau đó đã tiếp tục phát triển việc làm rượu và phổ biến chúng ra những vùng khác.



Tới những năm 1200 TCN, người Phoenicia - những nhà hàng hải và thương mại tài ba - bắt đầu buôn bán khắp khu vực Địa Trung Hải, bao gồm cả vùng Trung Đông (Israel ngày nay) cho tới vùng Bắc Phi. Trong những chuyển đi, họ mang theo rượu vang (thường được đựng trong những vò đất nung có hai quai) và giống nho tới những vùng họ buồn bản. Họ đã tiếp xúc với người Do Thái - những người đã tiếp thu cách làm rượu nho và dùng nó trong những buổi thánh lễ.

Những năm 800 TCN, người Hy Lạp bắt đầu hoàn thiện những kỹ thuật làm rượu nho mà người Phoenicia đã mang tới. Rượu vang thời đó dần trở thành biểu tượng của thương mại, tín ngưỡng và sức khỏe. Người Hy Lạp cổ đại đã tôn vinh vị thần rượu vang: thần Dionysus. Nền văn minh Hy Lạp cổ đại phát triển rực rỡ đã có công phổ biến rượu vang khắp vùng Địa Trung Hải cho tới tận Roma, trái tim của đế chế La Mã.

Người La Mã cũng bắt chước người Hy Lạp, đổi tên thần Dionysus thành Bacchus, thần rượu vang của riêng họ, và làm cho rượu vang trở thành một phần quan trọng của nền văn minh La Mã. Qua thời kỳ rực rỡ, đế chế Hy Lạp dân lụi tàn và bị đế chế La Mã chinh phục. Từ năm 146 TCN, người La Mã đã hoàn thiện thêm kỹ thuật làm rượu và tạo ra những chuẩn hóa cho rượu vang ví dụ công nhận yếu tố vùng thổ nhưỡng hay giống nho ảnh hưởng tới chất lượng làm rượu. Khi những đoàn quân La Mã tung hoành ngang dọc châu Âu trong các cuộc chinh phục và khai hoang, rượu vang cũng theo chân họ di khắp. Người La Mã đã đưa kỹ thuật làm rượu và việc canh tác nho vang tới các vùng đất khác nhau mà ngày nay là Pháp, Đức, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, bao gồm cả những vùng làm rượu quan trọng của thế giới ngày nay như Bordeaux, Burgundy, thung lũng Rhône hay vùng Alsace.

Ở Trung Quốc cổ đại, nhà Hán (206 TCN-220) đã sớm thiết lập quan hệ thương mại với các quốc gia Trung Á. Họ đã đem giống nho về trồng và bắt đầu sản xuất rượu. Thời Tam Quốc (220-280), Tào Ngụy Văn Đế ghi rằng bổ dào tửu (rượu vang nho) ngọt hơn, dễ uống hơn loại lương tửu (rượu từ ngũ cốc). Tuy nhiên, tới nhà Đường (618-907) rượu nho mới trở nên phổ biển hơn và tới nhà Tổng (960-1279) thì được uống rộng rãi trong giới quý tộc và trí thức. Nhờ vào hoạt động thống thương trên con đường tơ lụa, các nước sản xuất rượu ở Trung Đông, châu Âu cũng bắt đầu mang rượu vang tới Trung Quốc để đổi lấy lụa, gia vị và các thứ thổ sản khác.



Vào cuối thế kỷ IV sau Công nguyên, để chế La Mã chọn Thiên Chúa giáo là tôn giáo của họ, và rượu vang được dùng trong các buổi lễ thánh. Do tầm quan trọng của rượu vang, các nhà thờ đạo bắt đầu tập trung vào việc canh tác nho và sản xuất rượu. Các tu sĩ ở Italy và Pháp trở thành người trồng nho làm rượu và thậm chí là buôn bán. Họ đã hoàn thiện kỹ thuật làm rượu vang hiện đại mà chúng ta biết ngày nay. Thiên Chúa giáo phổ biến khắp châu Âu, và nơi nào nhà thờ mọc lên, nơi đó việc làm rượu nho cũng được phổ biến.

Vào thế kỷ VI, đế quốc La Mã hùng mạnh lụi tàn nhưng nhờ sự tồn tại của Thiên Chúa giáo ở châu Âu mà nghề làm rượu vang vẫn được duy trì và phát triển. Từ khoảng thế kỷ XI trở đi, nước Pháp bắt đầu vươn lên trở thành nước dẫn đầu về sản xuất rượu vang và vẫn duy trì vị thế đó cho đến ngày nay.

Những năm của thế kỷ XVI-XVIII chứng kiến các cuộc đại thám hiểm khai phá thế giới nhằm tìm kiếm thuộc địa mới cho các triều đình châu Âu, và các giống nho cũng theo chân các nhà hàng hải và thám hiểm đặt chân tới những miền đất xa xôi như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi hay châu Úc. Từ đó, xuất hiện khái niệm các nước “tân thế giới” của làng vang nho (những nước đã từng là thuộc địa của các nước châu Âu già cỗi vốn tự coi mình là “cựu lục địa”) như Brazil, Argentina, Chile, Mỹ, Nam Phi, Úc lần lượt tham gia vào công cuộc sản xuất rượu vang và dần dần trở thành đối trọng của nửa kia thế giới.

Ở Việt Nam, từ thế kỷ XIX trong quá trình khai thác thuộc địa, người Pháp đã mang đến giống nho và trồng ở những vùng núi cao mát mẻ như Ba Vì, Đà Lạt. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới gió mùa và độ ẩm cao của Việt Nam không phải là môi trường cho họ nho vang phát triển nên việc làm rượu vang nho sớm tàn lụi. Thay vào đó họ chuyển sang sản xuất rượu trái cây bằng các giống nho địa phương trộn với các loại quả mọng nhiệt đới. Đến dầu thế kỷ XX, đã có những nỗ lực khác của các nhà canh tác từ tấn thế giới như Úc thử nghiệm trồng lại những giống vitis vinifera quốc tế hóa như Cabernet Sauvignon và Chardonnay nhưng cũng không thành công. Hiện nay, chỉ có giống Cardinal (giống nho vang rất thiểu số) là trồng được tại một số vùng khổ nóng như Phan Thiết, Bình Thuận và cho thu hoạch tới ba vụ mỗi năm. Các nhà sản xuất rượu vang nội địa thậm chí phải dùng đến các giống nho ăn trái (table wine) để sản xuất rượu, hoặc là nhập khẩu rượu vang thổ từ nước ngoài để pha chế lại và đóng chai dưới các nhãn hiệu nội địa như Vang Đà Lạt, Thăng Long, Vĩnh Tiến, Rạng Đông, Passion, vv…

Như vậy, trong suốt 8.000 năm lịch sử, kể từ lúc được coi là chính thức làm ra bởi người Ai Cập cổ đại và được người Phoenicia đưa tới vùng Địa Trung Hải, dựa vào đế quốc La Mã mà phát triển rộng khắp châu Âu, rượu vang đã trải qua và cũng chứng kiến bao cuộc thăng trầm trong lịch sử nhân loại. Từ chỗ chỉ được dùng trong các nghi thức tôn giáo, rượu vang dần dần trở thành đồ uống phổ biến hơn, ban đầu là trong giới hoàng gia quyền quý, thượng lưu rối tới giới bình dân đại chúng. Ngày nay, rượu vang là thứ thức uống phổ biển, được ưa chuộng và ca ngợi nhất trên khắp toàn thế giới, được coi là món quả quý giá mà Thượng để đã trao tặng loài người,